Friday, January 25, 2013

Những sai lầm của Microsoft gần đây



Mặc dù được Microsoft đặt rất nhiều kì vọng nhưng Windows 8 cho tới nay dường như vẫn không cứu vãn được tình cảnh ảm đạm của thị trường PC, bất chấp những con số lạc quan về doanh số mới đây mà Microsoft công bố (40 triệu bản hệ điều hành Windows 8 kể từ ngày 26/10).

Ngày 29/11, tờ New York Times đăng tải một bài viết trích dẫn các số liệu cho thấy doanh số nghèo nàn của cả các sản phẩm máy tính bảng và PC chạy hệ điều hành Windows từ NPD - một công ty chuyên theo dõi doanh số bán lẻ. Theo NPD, doanh số bán ra máy tính để bàn Windows tại các cửa hàng bán lẻ ở Mỹ giảm 21% trong khoảng thời gian từ ngày 21/10 đến ngày 17/11 (4 tuần) so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, doanh số máy tính bảng Windows chiếm chưa đến 1% doanh số của tất cả các thiết bị Windows 8. Rõ ràng những gì Windows 8 vừa làm được không đủ thỏa mãn Microsoft. Một phần do cầu yếu, một phần nó đến từ những sai lầm sau của gã khổng lồ phần mềm.

Mặc dù mức phí 40 USD để nâng cấp lên Windows 8 là khá rẻ so với trước đây nhưng có thể thấy đây vẫn là mức giá cao. Nhìn sang OS X, Apple cho phép nâng cấp HĐH của họ với giá chỉ 20 USD và dùng được cho 5 PC khác nhau, trong khi Windows 8 có giá nâng cấp cao hơn gấp đôi nhưng chỉ dùng được cho 1 PC. Khách quan mà nói, Windows vẫn nổi trội hơn HĐH của Apple ở độ phổ biến, nhưng mức giá mà Microsoft đưa ra đối với phần lớn người dùng là khá chát. Đó là chưa kể tới nếu người dùng không có thiết bị nào có màn hình cảm ứng thì họ càng không muốn nâng cấp lên Windows 8 bởi thiết bị của họ sẽ không tận dụng hết các tính năng hay ho của HĐH này.

Khi Microsoft công bố chiếc Surface của họ sẽ chạy Windows RT chứ không phải Windows 8 Pro, nhiều người đã khá thất vọng bởi điều đó có nghĩa Surface không tương thích với các ứng dụng Windows cũ. Sau đó thì Microsoft công bố sẽ có 1 phiên bản Surface chạy Windows 8 Pro dùng chip của Intel. Điều này chẳng khác gì Microsoft tự mình "khai tử" Surface RT. Mặc dù có nhiều ưu điểm về thiết kế, phần cứng nhưng rõ ràng người dùng hầu hết đều ngóng chờ phiên bản chạy Windows 8 Pro với ưu điểm chạy được ứng dụng cũ, và hầu như không ai ngó ngàng tới Surface RT nữa. 

Khi Microsoft ra mắt Surface Pro mà chưa công bố giá, nhiều dự đoán cho rằng giá của sản phẩm này sẽ rất cao. Và điều này là hoàn toàn đúng. Theo công bố mới đây, Surface Pro có giá tới 899 USD cho bản không có bàn phím (bàn phím được bán riêng với giá 100 USD). Với giá bán này, nhiều người sẽ cân nhắc mua 1 chiếc ultrabook dùng màn hình cảm ứng hơn là Surface. Không chỉ màn hình lớn hơn mà ultrabook cho thời lượng pin tốt gấp 2 lần tablet của Microsoft.

Một bài báo khác trên tờ New York Time trích dẫn một cuộc khảo sát của IDC cho thấy: 33% các nhà phát triển được hỏi khẳng định họ rất quan tâm đến việc viết ứng dụng cho máy tính bảng Windows 8 và 21% cho biết họ thấy hứng thú với Windows 7. Trong khi đó, số nhà phát triển quan tâm đến việc viết chương trình cho điện thoại iPhone, iPad lần lượt là 85% và 83%. Số nhà phát triển bày tỏ mong muốn viết ứng dụng cho điện thoại và máy tính bảng Android tương ứng là 76% và 66%. Một nhà phát triển có tên tuổi thậm chí còn tuyên bố hoàn toàn không cảm thấy ấn tượng với màn ra mắt của Windows 8 tại New York (Mỹ).

"Họ chỉ chăm chăm trình diễn những ứng dụng của họ. Và khi chúng tôi đến gặp, họ không đưa ra bất cứ ưu đãi nào để chúng tôi phát triển ứng dụng. Chúng tôi không kiếm được tiền từ việc phát triển cho smartphone và máy tính bảng của Microsoft", một nhà phát triển ứng dụng chia sẻ. Rõ ràng, Microsoft cần phải tìm cách lôi kéo đội ngũ lập trình viên viết ra các ứng dụng tốt cho HĐH này nếu không muốn Windows 8 dần bị đi vào quên lãng.

Trong những năm gần đây, Microsoft đã đổ hàng triệu USD vào các chiến dịch quảng cáo đắt tiền. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng hướng tiếp cận truyền thông của Microsoft kém hiệu quả. Đơn cử như sự kiện trình làng Windows 8 vào hôm 25/10, nhiều người chờ đợi Microsoft phát máy tính bảng Surface cho tất cả các phóng viên, lập trình viên tham dự sự kiện dùng thử, tuy nhiên điều đó đã không xảy ra.

Trong khi đó, Samsung cũng tổ chức những sự kiện lớn tại New York để quảng bá cho điện thoại Galaxy (S3 và Note II) và đã phát hàng trăm mẫu điện thoại cho giới phóng viên dùng thử. Tương tự như vậy, Google đã phát cho tất cả khách mời tham dự sự kiện Google IO những chiếc máy tính bảng và điện thoại Nexus mới nhất của họ. Apple cũng làm vậy với iPod và Amazon thì thực hiện chiến lược đó với Kindle.

Tên tuổi Apple gắn liền với một chiếc điện thoại duy nhất, đó là iPhone, bất kể là thế hệ iPhone nào. Thị trường Android bị phân mảnh nhưng một số mẫu điện thoại của Motorola cũng đã sớm trở nên nổi bật và hiện tại Samsung Galaxy S 3 đang là một ngôi sao Android thực sự.

Nhiều người từng mong đợi Nokia sẽ trình làng một chiếc điện thoại Windows 8 "bom tấn" nhưng điều đó đã không xảy ra. Lumia 920 rất hấp dẫn nhưng nó không có một hệ sinh thái đủ mạnh để có thể vượt mặc các đối thủ trong thị trường cạnh tranh như hiện nay. Microsoft cần một chiếc điện thoại iPhone 5 hoặc Galaxy S 3 của riêng mình để giành được một cơ hội nhưng đến nay họ vẫn chưa thể có. 

Microsoft đã rất thành công trong việc xây dựng thương hiệu Xbox, biến nó thành 1 thiết bị "không thể thiếu" trong phòng khách của rất nhiều người. Tuy nhiên, sai lầm của Microsoft là không tìm ra cách để đưa Xbox lên các nền tảng khác. Có người cho rằng Microsoft nên đặt tên HĐH điện thoại của mình là...xPhone thay vì Windows Phone. Họ muốn phát triển 1 HĐH điện thoại mang phong cách trẻ trung, trong khi đó từ Windows thì có vẻ không hợp với phong cách đó cho lắm. 



Read more: http://www.digispace.vn/2012/12/nhung-sai-lam-cua-microsoft-gan-ay.html#ixzz2Ifr19jRx
---------------------------------------------------------------------------------------

Hoc Internet Marketing tai Ha Noi

No comments:

Post a Comment